Le notizie più importanti

Cuộc diễn tập NATO suýt châm ngòi Thế chiến III với Liên Xô

Data:

Đợt diễn tập Able Archer 83 của NATO khiến Liên Xô báo động, lắp vũ khí hạt nhân cho gần 100 chiến đấu cơ để tung đòn đáp trả.

Gần 100 tiêm kích Liên Xô triển khai tiền phương ở Đông Đức được lắp bom hạt nhân và sẵn sàng “sử dụng ngay lập tức” trong bối cảnh Moskva phát lệnh báo động, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh toàn diện với NATO cuối năm 1983. Đây là một trong những chi tiết mới được hé lộ trong tài liệu được Bộ Ngoại giao Mỹ giải mật hôm 17/2, cho thấy hai bên đứng sát bờ vực chiến tranh hạt nhân chỉ vì hiểu nhầm về cuộc diễn tập của NATO.

Mỹ và các thành viên khối NATO tiến hành cuộc diễn tập mang mật danh “Ready Archer 83” ngày 5-11/11/1983, nhằm thử nghiệm kênh liên lạc giữa Bắc Mỹ và châu Âu trong quá trình chuyển từ chiến tranh thông thường sang chiến tranh hạt nhân, với tình huống giả định là Thế chiến III nổ ra.

Tiêm kích bom Su-17M4 Liên Xô tại sân bay Gross-Dölln của Đông Đức. Ảnh: Rob Schleiffert.

Mọi liên lạc trong quá trình diễn tập được mã hóa, nhưng các thông điệp đều bắt đầu với cụm từ “Diễn tập”. Lãnh đạo NATO tin rằng Liên Xô có thể giải mã thông điệp của họ, nên việc đặt cụm từ “Diễn tập” ở đầu sẽ tránh gây hiểu nhầm rằng phương Tây đang chuẩn bị tấn công phủ đầu Liên Xô.

Tuy nhiên, bối cảnh căng thẳng giữa Moskva và Washington vào năm 1983 khiến Liên Xô lo ngại khả năng cuộc diễn tập là vỏ bọc cho hành động chiến tranh. Các động thái điều chuyển lực lượng như thật, trong đó Mỹ triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân Pershing II đến sát biên giới Ba Lan, khiến tình báo Liên Xô cho rằng NATO đang chuẩn bị mở cuộc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân.

READ  Il Ministro della Salute sollecita la vaccinazione contro il papillomavirus umano (HPV).

“Vào năm 1983, chúng ta có thể đã vô tình đặt quan hệ với Liên Xô vào thế nghìn cân treo sợi tóc”, báo cáo điều tra của Ủy ban Cố vấn Tình Báo Đối ngoại cho Tổng thống Mỹ có đoạn viết.

Dữ liệu tình báo tín hiệu thu được vào giai đoạn đó cho thấy các sở chỉ huy quân đội Liên Xô khắp châu Âu được lệnh trực ban 24/7. Tập đoàn quân không quân số 16 phụ trách hàng chục sân bay quân sự khắp Đông Đức cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao từ đêm 2/11.

Mũi nhọn của lực lượng này là các sư đoàn không quân được trang bị tiêm kích bom MiG-27 và Su-17, cũng như cường kích Su-24. Đây là những đơn vị được NATO đặc biệt chú ý vì chúng có nhiệm vụ tung đòn tấn công hạt nhân vào sân bay, căn cứ tên lửa và nhiều mục tiêu chủ chốt tại Tây Âu khi nổ ra chiến tranh.

Tập đoàn quân không quân số 4 của Liên Xô đóng tại Ba Lan cũng chuyển trạng thái báo động theo lệnh từ tư lệnh không quân Liên Xô Pavel Kutakhov.

Biên đội Su-17M4 mang thùng dầu phụ để trở về Nga năm 1994. Ảnh: Rob Schleiffert.

Biên đội Su-17M4 mang thùng dầu phụ để trở về Nga năm 1994. Ảnh: Rob Schleiffert.

Mỗi trung đoàn tiêm kích bom Liên Xô khi đó có một phi đội chuyên thực hiện nhiệm vụ triển khai vũ khí hạt nhân. Các đơn vị này thường xuyên luyện tập tháo lắp bom hạt nhân cho máy bay, trong khi phi công thực hành thuần thục đường bay và phương án tấn công.

Tài liệu mới được Mỹ giải mật cho thấy các chiến đấu cơ mang bom hạt nhân của Liên Xô đã được đặt vào trạng thái sẵn sàng xuất kích trong vòng 30 phút kể từ khi có yêu cầu, tổ bay nhận lệnh “hủy diệt các mục tiêu tuyến đầu của đối phương”. Nếu thông tin tình báo này chính xác, Liên Xô có ít nhất 8 phi đội với tổng cộng 96 máy bay mang bom hạt nhân sẵn sàng tấn công NATO nếu Capable Archer 83 dẫn đến chiến tranh toàn diện.

READ  Una donna che ha conseguito due lauree in 4 anni all'età di 21 anni condivide un video TikTok che descrive in dettaglio i suoi risultati

Không có nhiều thông tin về các loại bom được trang bị cho lực lượng này. Vũ khí hạt nhân chiến thuật tiêu chuẩn được trang bị cho tiêm kích bom và cường kích Liên Xô vào năm 1983 là mẫu RN-40 và RN-41, trong đó mỗi quả RN-40 có sức mạnh tương đương 30.000 tấn thuốc nổ TNT, gấp đôi quả bom thả xuống Hiroshima cuối Thế chiến II.

Tình báo NATO xác nhận ít nhất một chiến đấu cơ Su-17M4 thuộc Trung đoàn tiêm kích bom số 730 ở căn cứ Neuruppin, miền bắc Đức ngày nay, được lắp cụm thiết bị chế áp điện tử, cho thấy Liên Xô đã chuẩn bị cho các nhiệm vụ tiến công trong vùng phòng không đối phương. Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ sau đó cho biết phi đội Su-17M4 gặp “vấn đề bất thường với cân bằng khối lượng máy bay” và phải tiếp tục làm nhiệm vụ mà không có hệ thống gây nhiễu.

“Điều này có nghĩa là những máy bay trong phi đội được trang bị cấu hình vũ khí chưa từng lắp trước đó, có thể là cấu hình chiến đấu”, tình báo quân đội Mỹ nhận định vào cuối năm 1983.

Ngoài lực lượng không quân chiến thuật, 70 tên lửa đạn đạo tầm xa RSD-10 mang đầu đạn hạt nhân cũng được Liên Xô đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Tiêm kích bom MiG-27 xuất phát từ căn cứ Rechlin-Larz, Đức, về Nga năm 1993. Ảnh: Rob Schleiffert.

Tiêm kích bom MiG-27 xuất phát từ căn cứ Rechlin-Larz, Đức, về Nga năm 1993. Ảnh: Rob Schleiffert.

Điều may well mắn là các chỉ huy quân sự Mỹ khi đó không biết phản ứng thực sự của Liên Xô. Tài liệu giải mật cho thấy điều này thông qua tường trình của tướng không quân Leonard H. Perroots, khi đó là Phó tham mưu phụ trách tình báo của Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu (USAFE).

READ  La Nigeria ha bisogno di un uomo coraggioso e coraggioso come me che sappia dire la verità al potere - WAKE

Tư lệnh USAFE Billy Minter yêu cầu Perroots đánh giá tình hình ở Đông Đức và nhận được câu trả lời rằng “không có đủ bằng chứng ủng hộ phương án tăng cường trạng thái báo động thực sự”. Tướng Perroots sau này thừa nhận rằng ông ngày càng lo lắng khi có thêm thông tin về tình trạng của lực lượng Liên Xô bên kia biên giới. “Nếu tôi nắm được những thông tin mà sau này mình có, tôi không chắc mình sẽ đưa ra khuyến cáo gì”, ông nói.

Perroots khẳng định đã quyết định đúng khi không khuyến cáo leo thang về phía NATO, nhưng thừa nhận ông không có bức tranh toàn cảnh về sự chuẩn bị chiến tranh của Liên Xô. Tướng Mỹ chỉ nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình hình sau khi Able Archer 83 đã kết thúc.

Nguy cơ chiến tranh chỉ được tháo gỡ khi quân đội Anh phát hiện phản ứng mạnh bất thường từ phía Liên Xô và thông báo cho Mỹ. Tình báo Mỹ nhanh chóng nhận ra Liên Xô đang coi Ready Archer 83 như một hành động chuẩn bị tấn công hạt nhân phủ đầu thật sự.

Lúc này lãnh đạo Mỹ nhận ra họ đã không lường tới khả năng Moskva coi cuộc diễn tập là vỏ bọc cho chiến tranh, nhất là khi NATO chịu bất lợi lớn về nhân lực và vũ khí so với Liên Xô.

Phản ứng của Moskva cũng làm Washington hoàn toàn bất ngờ, nhất là khi họ không hiểu lý do dẫn tới những hành động quá mức của Liên Xô trước một cuộc diễn tập thông thường. Tổng thống Ronald Reagan liền ra lệnh rút các vũ khí hạng nặng và tên lửa hạt nhân để tránh leo thang căng thẳng.

Liên Xô chỉ chấm dứt tình trạng trực chiến khi diễn tập Equipped Archer 83 kết thúc. Giới lãnh đạo Mỹ cũng nhận được bài học từ khủng hoảng, đó là cần có đường dây kết nối với Liên Xô nhằm tránh xảy ra những hiểu lầm nguy hiểm trong tương lai.

Vũ Anh (Theo Push)

articoli Correlati